1. Giấy phép lao động.
Những người nước ngòai không trong Liên Minh Châu Âu sang Ba lan để làm việc phải có giấy phép thích hợp. Dù vậy pháp luật Ba lan có dự đóan một lọat những điều ngọai lệ của nguyên tắc đó. Những trường hợp ngọai lệ đó có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm đầu tiên là sự miễn trách nhiệm xin giấy phép lao động liên quan đến tình trạng giấy tờ hiện tại đã có của người nước ngòai ở Ba Lan (ví dụ là người cư trú dài hạn Châu Âu WE), nhóm thứ hai – đó là sự miễn việc đó theo những quy định riêng. Cũng cần biết là Ba Lan đã bắt đầu dần dần mở cửa thị trường lao động cho công dân các nước láng riềng (U-kra–in,Nga,Bạch Nga) và cho công dân Moldavi. Những người nước ngòai từ các nước đó có thể lao động ở Ba Lan một thời gian mà không cần giấy phép lao động (xem điểm 1.2 chương này)
Chú ý: những quy định liên quan đến tuyển dụng người nước ngòai hay thay đổi- nhất là những quy định có trong những sắc lệnh. Vậy nên kiểm tra xem những quy định cụ thể có còn áp dụng không. Thông tin về lĩnh vực này có thể tìm thấy, chẳng hạn trên trang WEB của Bộ Lao động và Chính sách Xã hội.
1.1. Ai được miên trách nhiệm phải có giấy phép lao động ?
Trách nhiệm phải có giấy phép lao động những người sau được miễn:
1) Công dân nước thành viên Liên Minh Châu Âu và những thành viên gia đình mình
2) Những công dân các nước trong khối Kinh Tế Châu Âu và cả Thụy Sỹ cùng những thành viên gia đình mình.
3) Những người có giấy phép định cư ở Ba Lan,
4) Những người có giấy phép cư trú dài hạn Châu Âu (WE) trên lãnh thổ Cộng hòa
Ba Lan
5) Những người có thực trạng là người cư trú dài hạn Châu Âu (WE) ở nước khác mà có giấy phép tạm cư (vì lý do chẳng hạn với ý định lao động hoặc kinh doanh),
6) Những người có Thẻ Người Ba Lan,
7) Những người mà như những hợp đồng quốc tế hoặc những quy định riêng cho phép lao động không cần có giấy phép lao động.
Ngòai ra, trên cơ sở những quy định riêng, những người được miễn sự cần thiết có giấy phép lao động là:
1) Công dân Thổ Nhĩ kỳ sau ba năm làm việc hợp pháp ở Ba Lan, trong cùng một nghề và với điều kiện là đăng ký xuất lao động qua cơ quan tuyển dụng hoặc sau bốn năm làm việc ở Ba Lan -thì không có giới hạn gì,
2) Những giáo viên dạy ngọai ngữ ở những đơn vị của hệ thống giáo dục,
3) Những người tốt nghiệp các trường phổ thông Ba Lan,
4) Những người tham gia việc trao đổi văn hóa –giáo dục,
5) Công dân những nước giáp biên giới với Ba Lan và những nước mà Cộng hòa Ba Lan hợp tác cùng trong lĩnh vực xuất khẩu lao động,có văn bản của công ty/hãng xác nhận ý định tuyển vào làm việc, đã được đăng ký trong Phòng Lao Động Huyện- đến 6 tháng trong vòng 12 tháng,
6) Công dân các nước mà đã ký kết hợp đồng về tự do đi lại cho những người từ Cộng Đồng Chung Châu Âu.
Chú ý: trên đây chỉ kể ra những lý do mà người nước ngòai hay được miễn nhất trách nhiệm có giấy phép lao động. Danh sách chi tiết những tình huống khi nào không cần xin giấy phép lao động cho người nước ngòai có trong luật về khuyến mại tuyển dụng và các cơ quan thị trường lao động ra ngày 20 tháng tư năm 2004 và những sắc lệnh kèm theo của Bộ Lao Động và Chính Sách Xã hội. Trong tình huống khi chưa rõ ràng là người này phải xin giấy phép lao động hay không thì thông tin chi tiết có thể hỏi ở các phòng lao động tỉnh.
1.2. Dễ dàng hơn cho công dân Bạch Nga, U-kra–in, Nga và Molđavi trong việc bắt đầu lao động.
Như trên đã nhắc tới, Ba lan đã bắt đầu mở của thị trường lao động của mình cho người nước ngòai từ những nước láng riềng. Theo những quy định đã đưa vào từ tháng hai 2009 thì công dân Nga, U-kra-in, Bạch Nga và cả Molđavi có thể lao động ở Ba Lan không cần có giấy phép lao động trong thời gian 6 tháng trong thời kỳ 12 tháng. Để có thể tuyển người nước ngòai làm việc trong những điều kiện trên, ông chủ/chủ hãng phải tiến hành đăng ký bản xác nhận. Để làm mục đích đó bản xác nhận đó cùng bản sao nộp ở phòng lao động huyện đúng với nơi có trụ sở công ty hoặc chỗ ở (của chủ hãng), tiếp theo chuyển tờ khai đăng ký đó cho nhân viên tương lai. Thủ tục đó không mất tiền và một lần đến ủy ban là được giải quyết xong. Người nước ngòai có giấy tờ đó có thể xin thị thực tại lãnh sự quán Ba Lan. Bản xác nhận có thể tải từ trang WEB của Sở lao Động Tỉnh ở Vác Sa Va (www.wup.mazowsze.pl).
Chú ý: những quy định trên có tính chất thí điểm. Theo như những dự định thì những quy định đó áp dụng đến cuối năm 2010. Khi quyết định hình thức này cần kiểm tra xem những quy định đó còn có hiệu lực không.
1.3. Các lọai giấy phép lao động.
Có năm lọai giấy phép lao động, được tách ra phụ thuộc vào vấn đề người nước ngòai làm việc ở chỗ ai.
Lọai A – người nước ngòai làm việc ở Ba Lan trên cơ sở hợp đồng với công ty (chủ công ty) mà trụ sở hoặc nơi ở nằm ở Ba Lan;
Lọai B – người nước ngòai thực hiện chức vụ trong ban quản trị của xí nghiệp hoặc công ty góp vốn đang tổ chức được ghi nhập vào danh bạ các doanh nghiệp và cư trú ở Ba Lan thời gian tổng cộng hơn 6 tháng trong vòng 12 tháng liên tục.
Lọai C – người nước ngòai làm việc cho công ty nước ngòai và được cử đến lãnh thổ Ba Lan trong thời gian vượt qúa 30 ngày trong năm theo lịch;
Lọai D – người nước ngòai làm việc cho công ty nước ngòai không có chi nhánh hoặc hình thức tổ chức họat động khác trên lãnh thổ Ba Lan và được cử đến Ba Lan với mục đích thực hiện dịch vụ có tính chất tạm thời và cơ hội (dịch vụ xuất khẩu);
Lọai E – người nước ngòai làm việc cho công ty nước ngòai và được cử đến Ba Lan trong thời gian vượt qúa 3 tháng trong vòng 6 tháng liên tục với mục đích khác với mục đích đã chỉ ra ở các lọai giấy phép B-D.
Tác giả Ewa Ostaszewska