2. Thủ tục xin giấy phép lao động
2.1. Ai đi xin cấp giấy phép lao động ?
Giấy phép lao động cấp cho một người nước ngòai cụ thể. Người chủ công việc tương lai là người đi xin giấy phép lao động cho người nước ngòai – chủ hãng nộp tất cả những giấy tờ cần thiết lên Sở Lao Động Tỉnh – hoặc ở chi nhánh của Sở. Chủ hãng có thể đích danh làm việc đó, qua người được ủy quyền hoặc gửi qua bưu điện. Đơn xin cấp giấy phép lao động có thể lấy ở trụ sở của Sở hoặc trên trang WEB. Sau khi có giấy phép lao động, chủ hãng có trách nhiệm ký kết với nhân viên hợp đồng thích ứng.
2.2. Ai cấp giấy phép lao động?
Theo nguyên tắc thì giấy phép lao động do tỉnh trưởng cấp, nhưng rất thường xuyên là nhiệm vụ đó do Sở Lao Động Tỉnh thực hiện (WUP) và khi đó đơn xin nộp ở trụ sở của Sở hoặc chi nhánh của Sở Lao Động Tỉnh. Trong trường hợp khi chủ hãng xin cấp giấy phép:
1) Lọai A và B – đơn nộp lên Sở Lao Động đúng theo trụ sở của công ty hoặc chỗ ở của chủ công việc của người nước ngòai;
2) Lọai C – đơn nộp lên Sở Lao Động Tỉnh đúng với nơi công ty có trụ sở, nơi mà người nước ngòai được cử sang;
3) Lọai D – đơn nộp lên Sở Lao Động Tỉnh đúng với nơi làm việc chính mà người nước ngòai làm việc trên lãnh thổ Ba Lan.
4) Lọai E – đúng với nới làm việc chính của người nước ngòai ở Ba Lan.
Trong trường hợp thay đổi địa chỉ ở hoặc địa chỉ trụ sở công ty, đơn xin kéo dài giấy phép lao động nộp lên tỉnh trưởng đúng với địa chỉ thời điểm nộp đơn. Trong trường hợp khi đặc tính công việc mà người nước ngòai làm việc không cho phép chỉ ra nơi làm việc chính, giấy phép sẽ do tỉnh trưởng tỉnh Vác sa va cấp (Sở Lao Động Tỉnh tại Vác Sa Va).
2.3. Những điều kiện gì phải thỏa mãn để xin được giấy phép lao động lọai A?
Để được nhận giấy phép lao động lọai A, những điều kiện sau phải thỏa mãn:
1) mức lương mà sẽ được xác định trên hợp đồng với người nước ngòai không thấp hơn lương của những nhân viên làm công việc giống thế và trên cương vị giống như vậy;
2) chủ công việc / chủ công ty không có khả năng tuyển dụng cho cương vị đó từ những thất nghiệp đã đăng ký đang tìm việc làm. Những thông tin/ chỉ tiêu trong phạm vi này do huyện trưởng trình bày cho tỉnh trưởng.
Huyện trưởng chuẩn bị những thông tin đó dựa vào danh sách đăng ký thất nghiệp và việc tìm nhân viên được tiến hành đặc biệt cho chủ công việc/ chủ công ty đang xin việc làm cho người nước ngòai (khi phân tích các danh sách thấy là không có khả năng tiến hành tìm nhân viên, khi đó tự nhiên là không tiến hành việc đó).
Trong trường hợp đầu tiên thủ tục kéo dài không qúa 7 ngày. Trong trường hợp tìm nhân viên – không qúa 14 ngày kể từ ngày giới thiệu công việc cho những người thất nghiệp và những người tìm việc làm.
Thông tin / tiêu chuẩn ở huyện không cần thiết khi mà:
1) Người nước ngòai trước khi nộp đơn xin giấy phép lao động 3 năm đã tốt nghiệp trường học hoặc trường đại học có trụ sở ở Ba Lan, Thụy sĩ hoặc một nước khác trong Khu Vự Kinh Tế Châu Âu(EOG),
2) Người nước ngòai trước khi nộp đơn xin cấp giấy phép cư trú 3 năm đã ở Ba Lan hợp pháp (trừ trường hợp khi người nước ngòai đã bị bắt giữ, bị giam trong trại có bảo vệ, trong trại giam để trục xuất, đối với người đó đã được áp dụng hình thức phòng ngừa là lệnh cấm ra khỏi Ba Lan hoặc bị mất quyền tự do vì việc thi hành những quyết định đã được ban hành trên cơ sở pháp luật),
3) Người nước ngòai là thành viên gia đình nhân viên của đại diện ngọai giao, văn phòng lãnh sự, tổ chức quốc tế hoặc đại diện của tổ chức đó thực hiện công việc ở Cộng hòa Ba Lan trên cơ sở những hợp đồng và thỏa thuận quốc tế,
4) Người nước ngòai thực hiện công việc là người phục vụ trong nhà riêng của những nhân viên đại diện ngọai giao, văn phòng lãnh sự, tổ chức quốc tế hoặc đại dịên của những tổ chức đó,
5) Nghề mà người nước ngòai phải thực hiện công việc hoặc lọai công việc mà sẽ giao cho người nước ngòai có trên danh sách những nghề và lọai công việc không đòi hỏi phải có thông tin/ chỉ tiêu của huyện khi xin cấp giấy phép lao động (những nghề đó tỉnh trưởng xác định dựa vào việc phân tích thị trừơng lao động của địa phương đó).
6) Người nước ngòai được ủy quyền đại diện cho công ty nước ngòai ở chi nhánh của công ty này hoặc phòng đại diện ở trên lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan,
7) Người nước ngòai là công dân nước láng giềng với Ba Lan hoặc nước mà Ba Lan hợp tác về lĩnh vực xuất khẩu lao động trong phạm vi hợp tác vì mục đích biến đổi, được xác lập giữa nước này và Liên Minh Châu Âu, thực hiện công việc chăm sóc- y tá hoặc công việc gia đình cho tư nhân trong kinh tế phụ gia đình,
8) Người nước ngòai là công dân nước láng giềng với Ba Lan hoặc nước mà Ba Lan hợp tác về lĩnh vực xuất khẩu lao động trong phạm vi hợp tác vì mục đích biến đổi, được xác lập giữa nước này và Liên Minh Châu Âu, người đó đã làm việc cho chủ công việc/chủ hãng đó trên cơ sở giấy xác nhận ý dịnh giao việc cho người nước ngòai cùng một việc đó (ít nhất 3 tháng)trong thời gian trực tiếp trước khi nộp đơn (xem điểm 1.2 chương này)
9) Người nước ngòai là huấn luyện viên thể thao hoặc là vận động viên thể thao, thực hiện công việc cho các câu lạc bộ thể thao và tổ chức khác mà những tổ chức đó có hoặt động điều lệ là tuyên chuyền thể dục thể thao,
10) Người nước ngòai là bác sĩ hoặc bác sĩ răng đang thực tập hoặc đang thực hiện trương trình làm chuyên môn,
11) Giấy phép lao động vẫn cho một người nước ngòai đó và trên cùng một cương vị cũ,
12) Không có sự cần thiết đó theo những quy định riêng,
2.4. Những điều kiện gì phải thỏa mãn để xin được giấy phép lao động loại B?
Trong trường hợp giấy phép lao động lọai B, tỉnh trưởng cấp giấy phép nếu như công ty mà người nước ngòai là thành viên ban quản trị thỏa mãn:
1) Năm thuế vụ trước khi nộp đơn công ty đã đạt mức lãi không ít hơn 12 lần mức lương trung bình trong tỉnh trong quý ba năm trước đồng thời tuyển dụng ít nhất là hai nhân viên không bị trách nhiệm có giấy phép lao động theo hợp đồng vô thời hạn cả biên chế và đã làm việc ít nhất một năm trước lúc nộp đơn,
Hoặc
2) Chứng minh có phương tiện hoặc những họat động cho phép thỏa mãn trong tương lai những điều kiện đã được xác định ở điểm 1, đặc biệt là đang có những họat động dẫn đến tăng cường đầu tư, chuyển giao công nghệ, đưa vào những đổi mới hoặc tạo ra chỗ làm việc.
Chú ý: Trong những tình huống có lý do trên thị trường lao động tỉnh trưởng có thể giới hạn trong giấy phép lao động phạm vi những nhiệm vụ do người nước ngòai thực hiện đến vai trò lãnh đạo và đại diện.
2.5. Những điều kiện gì phải thỏa mãn để xin được giấy phép lao động lọai C-E?
Trong trường hợp giấy phép lọai C-E, tỉnh trưởng cấp giấy phép nếu như:
1) Những điều kiện tuyển dụng sẽ không kém lợi hơn theo những quy định của Bộ Luật Lao Động và những quy định khác về quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên,
2) Mức lương mà người nước ngòai được quyền hưởng vì thực hiện công việc sẽ không ít hơn 30% mức lương trung bình hàng tháng trong tỉnh,
3) Chủ công việc/ chủ hãng nước ngòai chỉ ra người ở Ba Lan, có giấy tờ khẳng định thỏa mãn những trách nhiệm ở điểm 1 và 2 và được ủy quyền đại diện cho chủ công việc/chủ công ty trước tỉnh trưởng nếu như thời gian được cử sang của người nước ngòai vượt 30 ngày.
Trong trường hợp nộp đơn xin cấp giấy phếp lao động cho người nước ngòai không đủ cả biên chế hoặc trên cơ sở hợp đồng pháp lý dân sự (hợp đồng ủy thác, hợp đồng tác phẩm), tỉnh trưởng lưu ý đến mức lương được xác định trong hợp đồng với người nước ngòai tỉ lệ với mức thời gian hoặc thời kỳ phỏng đóan thực hiện những trách nhiệm như hợp hợp đồng.
2.6. Giấy phép lao động cấp cho thời gian bao lâu?
Giấy phép lao động được cấp cho thời gian cụ thể, không lâu hơn 3 năm và có thể được kéo dài. Trong trường hợp khi người nước ngòai làm chức vụ trong ban quản trị của công ty pháp nhân mà tại thời điểm ngày nộp đơn đang tuyển dụng trên 25 nhân viên, tỉnh trưởng có thể cấp giấy phép lao động cho thời gian không trên 5 năm. Trong trường hợp công ty nước ngòai cử người nước ngòai đi sang phái đòan với mục đích dịch vụ xuất khẩu thì tỉnh trưởng cấp giấy phép lao động cho thời gian đi phái đòan.
2.7. Khi nào cần phải nộp đơn xin giấy phép hoặc kéo dài giấy phép lao động?
Chủ công ty/ chủ công việc giao công việc cho người nước ngòai phải nộp đơn chậm nhất là 30 ngày trước khi có kế họach tuyển dụng người nước ngòai hoặc trong trường hợp kéo dài thì 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép cũ.
2.8. Những giấy tờ gì cần thiết để có giấy phép lao động?
Những giấy tờ cần nộp khi xin giấy phép lao động cho người nước ngòai khác nhau phụ thuộc vào lọai giấy phép.
Xin giấy phép bao giờ cũng phải nộp:
1) Đơn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngòai (*),
2) Phô tô copy giấy thông hành của người nước ngòai có trong đơn (những trang có ghi dữ liệu)
3) Phô tô copy những giấy tờ khẳng định người nước ngòai thỏa mãn những đòi hỏi liên quan đến thực hiện nghề nghiệp đó ( chỉ khi thực hiện nghề đó hoặc giữ chức vụ đó đòi hỏi phải có giấy phép thêm hoặc sự đồng ý của cơ quan chức năng, ví
dụ liên đòan nghiệp vụ),
4) Phô tô copy những giấy tờ khẳng định người nước ngòai thỏa mãn những điều kiện đã xác định ở điểm 2.3 chương này,
5) Phô tô copy biên lai nộp lệ phí cho việc cấp giấy phép (mức những lệ phí – xem điểm 2.11),
6) Những giấy tờ khẳng định thỏa mãn những đòi hỏi được xác định trong những quy định riêng mà sẽ cần để xét đơn,
7) Phụ lục cho đơn xin giấy phép liên quan đến PKD14 của công ty và tình trạng tuyển dụng/ số nhân viên (*).
Trong trường hợp chủ công ty không nộp đích danh mà chỉ qua người được ủy quyền thì phải kèm vào đó bản chính giấy ủy quyền.
Thêm vào:
• Cho đơn xin giấy phép lọai A cần kèm theo:
1) Văn bản hiện tại từ Danh Bạ Tòa Án Tòan quốc đăng ký công ty KRS hoặc của danh bạ thích hợp khác xác nhận hay giấy đăng ký kinh doanh (khi đối tác giao công việc cho người nước ngòai là công ty pháp nhân, đơn vị tổ chức không có tính pháp nhân hoặc cá thể kinh doanh),
Hoặc
2) Phô tô copy chứng minh thư nhân dân hoặc phô to copy tất cả các trang có nội dung của giấy thông hành (khi đối tác giao công việc cho người nước ngòai là dân thường),
Hoặc
3) Hợp đồng của công ty (trong trừờng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn đang tổ chức) hoặc phô tô copy các văn bản công chứng về việc thành lập công ty (trong trường hợp công ty cổ phần đang giai đọan tổ chức)
4) Thông tin/chỉ tiêu của huyện (xem điểm 2.3 chương này);
• Cho đơn xin giấy phép lọai B cần kèm theo:
1) Văn bản hiện tại từ Danh Bạ Tòa Án Tòan quốc đăng ký công ty KRS hoặc của danh bạ thích hợp xác nhận hay giấy đăng ký kinh doanh (khi đối tác giao công việc cho người nước ngòai là công ty pháp nhân, đơn vị tổ chức không có tính pháp nhân hoặc cá thể kinh doanh),
Hoặc
2) Hợp đồng của công ty (trong trừờng hợp công ty trách nhiệm hữu hạn đang giai đọan tổ chức) hoặc phô tô copy các văn bản công chứng về việc thành lập công ty (trong trường hợp công ty cổ phần đang giai đoạn tổ chức),
3) Phô tô copy tờ khai thuế về mức lãi xuất hoặc lỗ của đối tượng giao công việc cho người nước ngòai của năm trước năm nộp đơn cùng với nnhững thông tin về tình trạng nhân viên cho thời gian một năm trước khi nộp đơn hoặc thông tin về những phương tiện công ty có hoặc những hoạt động cho phép thỏa mãn những điều kiện đã nêu ra ở điểm 2.4.2 của chương này,
4) Thông tin về tình trạng nhân viên làm việc trong đối tác giao công việc cho người nước ngòai(*);
• Cho đơn xin giấy phép lọai C cần kèm theo:
1) Giấy tờ từ danh bạ thích ứng khẳng định tình trạng pháp lý và hình thức hoặc tính
chất hoạt động của công ty nước ngòai,
2) Văn bản hiện tại ngày nộp đơn từ Danh Bạ Tòa Án Tòan quốc đăng ký công ty KRS hoặc từ danh bạ thích ứng khác hoặc trích từ đăng ký kinh doanh (liên quan đến chi nhánh hoặc xí nghiệp của công ty nước ngòai, đối tượng phụ thuộc của công ty nước ngòai hoặc đối tượng giàng buộc bằng hợp đồng hợp tác dài hạn với công ty nước ngòai),
3) Thư giới thiệu công tác,
4) Phô tô copy hợp đồng hợp tác dài hạn với công ty nước ngòai;
• Cho đơn xin giấy phép lọai D cần kèm theo:
1) Giấy tờ từ danh bạ thích ứng khẳng định tình trạng pháp lý và hình thức hoặc tính
chất hoạt động của công ty nước ngòai,
2) Phô tô copy hợp đồng mà trên cơ sơ đó dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ CH Ba lan hoặc một phần hợp đồng xác định đối tượng trách nhiệm của công ty nước ngòai; nếu như hợp đồng đó vẫn chưa được ký kết, cần kèm thêm giấy xác nhận phạm vi của hợp đồng đó (khi đó phô tô copy một phần bản hợp đồng đó công ty nước ngòai cung cấp ngay lập tức sau khi ký kết),
3) Thư giới thiệu công tác,
4) Danh sách những người nước ngòai sẽ thực hiện dịch vụ xuất khẩu đó;
• Cho đơn xin giấy phép lọai E cần kèm theo:
1) Giấy tờ từ danh bạ thích ứng khẳng định tình trạng pháp lý và hình thức hoặc tính chất hoạt động của công ty nước ngòai
Chú ý: những thông tin có ký hiệu (*) cần phải trình bày trên những mẫu thích hợp, những mẫu đó có thể tải từ trang internet của Sở Lao Động Tỉnh Thủ đô Vác sa va:: http://wup.mazowsze.pl/new/?phtml=1333075390
2.9. Những giấy tờ gì cần thiết để kéo dài giấy phép lao động?
Kèm theo đơn xin kéo dài giấy phép lao động cho người nước ngòai nộp thêm:
1) nếu như đã có những thay đổi trong nội dung những giấy tờ trước đã nộp cùng với đơn xin cấp giấy phép thì nộp những giấy tờ mới đó,
2) phô tô copy biên lai trả tiền lệ phí cho việc cấp hoặc kéo dài giấy phép lao động.
2.10.Giấy phép lao động được cấp ở hình thức gì?
Giấy phép được viết thành ba bản như nhau. Một bản để lại chỗ tỉnh trưởng, hai bản chủ công ty nhận,sau đó bàn giao cho nhân viên người nước ngòai một bản.
2.11.Cần phải trả bao nhiêu tiền cho việc cấp giấy phép lao động?
Chủ công ty/chủ công việc trả một lần cho việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngòai với mức:
50 z-lô-ti – trong trường hợp giao công việc trong thời gian không qúa 3 tháng;
100 z-lô-ti – trong trường hợp định giao cho người nước ngòai thực hiện công việc trong thời gian lâu hơn 3 tháng;
200 z-lô-ti – trong trường hợp định cử người nước ngòai đi phái đòan sang Ba Lan với mục đích thực hiện dịch vụ xuất khẩu.
Trong trường hợp nộp đơn xin kéo dài giấy phép lao động thì chủ công ty/chủ công việc trả tương ứng bằng một nửa mức tiền như trên.
2.12.Thủ tục cấp giấy phép lao động kéo dài bao lâu?
Đơn xin cấp giấp phép tuyển dụng người nước ngòai ở Ba Lan nộp cùng với cả bộ những giấy tờ đòi hỏi được xét ngay không chậm trễ theo Bộ Luật Hành chính, không lâu hơn một tháng, còn trong những trường hợp đặc biệt phức tạp thì đến hai tháng kể từ lúc bắt đầu thụ lý. Qúa trình thụ lý có thể bị kéo dài,còn về thời hạn giải quyết mới thì mỗi lần đương sự phải được cơ quan thẩm quyền đang thụ lý thông báo bằng văn bản.
Tác giả Ewa Ostaszewska.